Thái Lan vốn nổi tiếng bởi các món ăn hấp dẫn, khí hậu nhiệt đới, nền văn hóa độc đáo cùng những bãi biển tuyệt vời. Do vậy, không có gì lạ khi Thái Lan luôn là điểm đến hàng đầu được nhiều khách du lịch trên toàn thế giới lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể tận hưởng một chuyến du lịch trọn vẹn thì cần phải biết du lịch Thái Lan nên đi tháng nào.
Du lịch Thái Lan nên đi tháng nào để có thời tiết tốt?
Do là nước nhiệt đới nên khí hậu Thái Lan quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ thường từ 28 đến 35 độ. Hiện tại, ở Thái Lan có 3 mùa chính trong năm:
– Mùa mát: bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2. Tuy nhiên, trong thời điểm này vé máy bay và giá phòng khách sạn khá cao và cũng khó đặt .
– Mùa nóng: Từ tháng 3 đến tháng 7. Nhiệt độ ở thời điểm này có thể nóng lên đến 40 độ nên sẽ rất thích hợp nếu đi biển nhưng lại không lý tưởng để đến tham quan các đền chùa ở Bangkok.
– Mùa mưa: Từ tháng 6 đến tháng 10. Tháng 9 là thời điểm mưa nhiều nhất, các cơn mưa có thể kéo dài và thường gây ra lụt.
Thời điểm mùa mưa có sự thay đổi khác nhau ở một số vùng. Ở bờ biển phía Nam Koh Samui, mùa mưa lại diễn ra ngược với cả nước. Mùa du lịch cao điểm từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2.
Du lịch Thái Lan nên đi tháng nào có nhiều Lễ Hội và Sự Kiện?
Ở Thái Lan có nhiều lễ hội và đa số các lễ hội này đều liên quan đến Phật Giáo.
– Wisaka Bucha (lễ Phật Đản): thường diễn ra vào rằm tháng 6 âm lịch. Đây được xem là ngày quan trọng nhất của Phật giáo và đã được công nhận là ngày di sản thế giới bởi UNESCO. Vào ngày Lễ Phật Đản, các phật tử sẽ góp công đức, đến thăm các đền và nghe các nhà sư giảng pháp. Các Phật tử sẽ mang nến được thắp sáng, 3 que hương, hoa (hoa sen) và đi xung quanh chùa theo chiều kim đồng hồ 3 lần.
– Makha Bucha: diễn ra vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, nhằm tưởng nhớ tới việc 1250 người đến với Đức Phật và được Phật giúp giác ngộ, giải thoát. Các Phật tử tại các ngôi chùa trên khắp đất nước sẽ mang nến và đi quanh đền chính theo chiều kim đồng hồ 3 lần.
– Lễ hội Hoàng Gia: có 2 ngày lễ lớn trong năm là ngày sinh nhật Hoàng hậu và sinh nhật Nhà Vua. Vào những ngày này, các khu vực xung quanh Hoàng cung ở Bangkok thường được thắp đèn rực rỡ, kèm theo bắn pháo bông. Hai ngày trước ngày sinh nhật của nhà vua, đội cận vệ hoàng gia sẽ mặc trang phục rực rỡ diễu binh bên cạnh cung điện hoàng gia để tuyên lại lời thề trung thành của họ.
– Tết Songkran: đây lễ hội té nước nổi tiếng của người Thái, diễn ra từ 13-15 tháng 4. Lễ hội này được bắt nguồn từ nghi lễ tắm rửa để rửa sạch tội lỗi của năm vừa qua, đã phát triển thành lễ hội té nước lớn nhất thế giới. Vào ngày này, súng nước được bày bán ở mọi nơi. Quan niệm rằng những người càng được té nhiều nước thì sẽ càng may mắn. Lưu ý khi tham gia lễ hội này là bạn có thể sẽ bị ướt từ đầu đến chân, bạn nên mặc quần áo tối màu và đeo kính bảo vệ mắt.
– Tết Âm lịch: Người Thái gốc Trung Quốc chiếm một số lượng lớn ở Bangkok dọn dẹp nhà cửa và làm cơm cúng tổ tiên. Trong ngày lễ này, người Hoa sẽ ăn chay 10 ngày liền, tổ chức các đoàn diễu hành và trình diễn những trò thú vị như bước chân trần đi trên than hồng, xiên vào mặt các cây sắt sắc nhọn. Bạn có thể đến thăm khu phố người Hoa ở Bangkok hoặc Yaowarat để cảm nhận không khí náo nhiệt của lễ hội.
– Loy Krathong: thường diễn ra vào ngày rằm tháng chạp. Vào ngày này, người dân thường đến các sông, hồ hay bể bơi trong khách sạn để thả hoa, nến nổi, những thứ nổi này gọi là Krathong. Krathong có nghĩa là sự hiến tế đến thần sông vì đã ban cho người dân sự sống. Người Thái quan niệm rằng, đây là thời gian để thả trôi sự xui xẻo, nhiều người còn đặt cả sợi tóc và móng tay vào Krathong. Theo quan niệm, khi bạn thả Krathong xuống nước và cầu mong điều gì đó, nếu nến cháy hết trước khi Krathong chìm thì điều ước của bạn sẽ thành hiện thực. Vào ngày này ở Chiang Mai, mọi người còn thả những chiếc đèn gió khổng lồ, trông cực kỳ đẹp mắt.
– Asanha Bucha: vào tháng 8 âm lịch là lễ hội kỷ niệm bài giảng pháp đầu tiên của Đức phật cùng các nhà sư đầu tiên của Phật Giáo. Các Phật tử thường làm công đức, hiến tặng thực phẩm cho các tu sĩ và nghe các nhà sư giảng pháp. Sáp nến được thắp cháy sáng trong suốt lễ hội được diễn ra. Ở tỉnh Ubon Ratchathani, lễ hội diễu hành nến diễn ra với một cây nến lớn và được trang trí công phu, sáng tạo với các tạo hình khác nhau. Ở Saraburi, vào ngày này các nhà sư sẽ đi qua thị trấn, tay cầm bát và Phật tử sẽ đặt hoa vào bát chứ không đặt thức ăn.
– Lễ hội Vua: diễn ra vào ngày 5 tháng 12, được tổ chức cùng ngày với Ngày của Bố. Ngày này nhằm để người Thái tỏ lòng kính trọng và thể hiện tình yêu với đức vua của họ. Các tòa nhà lớn và ở mỗi nhà đều được trang trí bằng cờ của đức vua (màu vàng và phù hiệu ở giữa) và chân dung của ông. Tòa nhà chính phủ cũng như các trung tâm thương mại cũng được trang trí như vậy.
Để chuyến hành trình du lịch Thái Lan của bạn diễn ra tốt đẹp và trọn vẹn thì đều phụ thuộc vào thời điểm mà bạn lựa chọn. Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm về việc du lịch Thái Lan nên đi tháng nào sẽ giúp bạn tránh được các sự cố về thời tiết cũng như biết được thời kỳ thấp điểm để đi du lịch. Truy cập Đại Sứ Quán Việt Nam tại Thái Lan để xem thêm nhiều bài viết thú vị khác.
Xem thêm: Đổi tiền đi Thái Lan: hướng dẫn, kinh nghiệm, địa chỉ “bỏ túi”.