Nhật Bản – xứ sở hoa anh đào với sự phát triển lớn mạnh về kinh tế cũng như khoa học, công nghệ. Văn hóa Nhật Bản cũng khá là phát triển không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Với sự phát triển trong xã hội ngày nay, văn hóa phương Tây ngày càng du nhập vào Châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng. Điều này dẫn đến một số nước trong Châu Á đã không còn đón tết âm lịch, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên những phong tục đón Tết truyền thống của xứ sở hoa anh đào vẫn luôn được giữ gìn được những nét văn hóa đặc trưng của phương Đông.
Phong tục này được bắt nguồn từ nghi lễ tạ ơn mùa màng bội thu qua nhiều thế kỉ bởi những người dân Nhật Bản cùng các nghi thức tôn giáo cổ xưa. Các tập tục này đều thấm đượm sự tốt lành và có ý nghĩa đối với mỗi người dân Nhật Bản.
Vậy lễ hội Oshougatsu là gì?
Tại Nhật Bản tháng Giêng được gọi là “Oshougatsu” mang ý nghĩa là “Chính Nguyệt”. Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Trước khi Nhật Bản đổi tết dương lịch thành tết chính thức thì Oshougatsu được dùng để gọi để đón năm mới.
Tết Oshougatsu được tổ chức trong ba ngày từ ngày 1 đến 3/1. Người dân Nhật thường chuẩn bị lễ hội từ ngày 8/12 đến ngày 12/12, mọi gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trang trí nhà cửa đón năm mới. Ở Nhật Bản, người ta qua niệm xem mặt trời mọc vào ngày này là việc tốt để đón chào một năm mới thịnh vượng.
Treo Shimenawa trước cửa nhà
Các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty những cây nêu hoặc cây Kadomatsi gồm những nhành thông xếp vào những ống tre được vát chéo. Bởi theo người Nhật, tre là chiếc thang để đón thần năm mới, con thông mang lại trường thọ và sự may mắn. Ngoài ra, người Nhật còn treo bùa Shimekazari trong ngày Oshougatsu với ý nghĩa không cho ma quỷ vào nhà.
Thờ cúng tổ tiên và các vị thần
Theo tương tuyền, thần Toshigamisama sẽ hạ phàm và trú ẩn bên trong cây tùng. Người ta thường dựng cây tùng vào ngày 13/12 cũng là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón tết. Trong khoảng thời gian gần đây, thường dựng vào ngày 27 hoặc 28 và tránh không dựng cây tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Cây tùng tượng trưng cho sựu trẻ mãi không già, quả quýt màu cam tượng trưng cho sự thịnh vượng, thừng bện bằng cỏ được treo ở các nơi thinh thiêng như điện thờ,…lá cây màu trắng tượng trưng cho sự trinh trắng không tì vết, dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy uế và xua đuổi ma quỷ.
Cũng như các nước phương Đông, năm mới là dịp để kính nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Người dân đặt các loại bánh dày, bánh Tokonoma lên điện thờ. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên là nhắn nhủ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân, tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế. Đây là một lễ vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ. thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất.
Các hoạt động truyền thống trong ngày Oshougatsu
Khá giống với Tết ở Việt Nam, tại Nhật Bản cũng có ăn bữa cơm tất niên, lì xì đầu ănm cho trẻ em hay đi chùa viếng,… Để đón mừng ngày Oshougatsu, họ chuẩn bị bằng việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ với quan niệm sẽ rửa trôi những điều không may của năm cũ, chào đón những gì tốt đẹp nhất của năm mới. Người Nhật Bản thường ăn tất niên vào ngày cuối cùng của năm với đông đủ các thành viên. Ngày cuối cùng của năm cũ người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình. Các món ăn truyền thống được bày ra với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo. Trong bữa ăn, mọi người sẽ thường nói chuyện với nhau về những chuyện trong năm cũ và dự định của năm mới.
Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni
Trong truyền thống của người Nhật Bản, vào ngày mùng 1 Tết vị thần Toshidon xuất hiện và ban tặng cho các trẻ em ngoan và vâng lời cha mẹ bánh dày Ozoni. Từ đó, người Nhật thường ăn Ozono thường được ăn vào mùng 1 Tết.
Lì xì đầu năm
Giống như Việt Nam, người Nhật thường có truyền thống viết thiệp trong dịp Tết để gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến những người mà mình yêu thương. Phong tục này cũng thể hiện rõ văn hóa “cảm ơn” của người Nhật Bản.
Vào ngày đầu năm mới, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân như tại Việt Nam. Tiền mừng tuổi còn được gọi là Otoshidama . Otoshidama được người lớn tặng với ý nghĩa cho con trẻ sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành.
Dịp Tết, trò thả diều Takoage khá phổ biến. Những chiếc diều có hình dáng, cách trang trí khác nhau tùy từng địa phương cho phụ hợp và độc lạ. Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi truyền thống như đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi,… Những hoạt động này được rất nhiều người tham gia và hưởng ứng.
Đi chùa đầu năm mới
Cũng giống như tại Việt Nam thì người Nhật cũng đi chùa đầu năm, và những ngôi chùa cũng đã thu hút khá nhiều khách đến tham quan. Họ thường cầu mong hạnh phúc, sự bình an trong năm mới. Ở đây có các dịch vụ nhưu mua bùa, rứt quẻ cho năm mới.
Khác với một số nước, viếng thăm nhà của người thân, bạn bè không phải là hoạt động phổ biến của người Nhật bởi quan niệm Oshougatsu là Tết sum vầy, đoàn viên nên Tết Nhật Bản hầu như chỉ khép kín trong gia đình, ngoài ra ở Nhật không có truyền thống đốt pháo ngày Tết nên không khí năm mới tương đối bình lặng.
Trên đây là tất cả thông tin mà Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan muốn gửi đến bạn về tết cổ truyền của người Nhật Bản. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có được sự trải nghiệm đáng nhớ khi đến Nhật vào dịp Tết. Đừng quên ghé lại website của chúng tôi để cập nhật những thông tin khác nhé!